Tin mới

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Răng khôn mọc lên vào lúc nào?

Mọc răng khôn khiến em rất đau nhức, đau kéo dài cả ngày lẫn đêm làm cho mọi hoạt động của em cũng bị ảnh hưởng. Em khá lo lắng bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em răng khôn là gì ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Răng khôn mọc lên vào lúc nào?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 có vị trí nằm ở phía trong cùng của hàm răng, và thường mọc khi con người đã trưởng thành. Do đó, khi mọc răng khôn sẽ diễn ra quá trình tách xương hàm và tách nướu gây đau nhức cho bệnh nhân. 


Ngoài ra, chiếc răng này thường có xu hướng mọc nghiêng, mọc lệch hoặc mọc ngầm gây chèn ép sang răng hàm bên cạnh gây ra những biến chứng rất nguy hiểm về sau này.

Một số người mọc răng khôn khi đang trong thời kỳ mang thai, cơn đau nhức kéo dài không chỉ gây khó chịu ảnh hưởng tới mọi hoạt động trong đời sống mà còn gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu để tình trạng đau răng khôn kéo dài. Do vậy, đau răng khôn khi mang thai cần sớm có biện pháp khắc phục.

Đau răng khôn khi mang thai nên làm gì là tốt nhất?

Dù không nên nhổ bỏ, nhưng khi phát hiện răng khôn mọc lệch, mọc hướng vào má, vướng vào lợi… gây đau đớn và sưng tấy, mẹ bầu vẫn nên đến nha sĩ để được tư vấn cụ thể các phương pháp giảm đau, kháng viêm cụ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể áp dụng một vài cách đơn giản sau để giảm đau, sưng… vùng răng khôn mọc hiệu quả.

Súc miệng nước muối ấm: Đây là cách đơn giản giúp mẹ bầu giảm cơn đau đồng thời kháng khuẩn hiệu quả. Với cách này, mẹ có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn xong. Trước khi súc miệng và nhổ nước ra, mẹ nên lưu ý ngậm dung dịch nước muối khoảng 3-5 phút, sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Chườm đá lạnh: Đây là phương pháp gây tê giúp giảm đau nhanh và an toàn. Mẹ bầu có thể bỏ vài cục đá vào khăn sạch, chườm lên má vùng răng bị đau, cơn đau sẽ dịu bớt.


Tỏi tươi: Dùng miếng tỏi đã bóc vỏ chà nhẹ lên phần răng đau, hoặc nếu răng quá đau không tiện tác động, mẹ bầu có thể dùng tỏi tươi giã dập cùng vài hạt muối trắng rồi đắp lên vùng răng khôn đang bị đau. Hiệu quả của cách này chắc chắn sẽ làm mẹ bất ngờ đấy!

Nước sắc lá lốt: Dùng lá và thân cây lá lốt sắc thành hỗn hợp dung dịch đặc để ngậm vài lần trong ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm đau răng, sưng tấy. Do trong cây lá lốt có có chứa các tinh dầu được cấu thành lên từ các hợp chất alcaoid, beta-caryophilen, benzylacetat… có tác dụng kháng khuẩn và hạ khí giảm đau rất tốt.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Răng khôn mọc lên vào lúc nào? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top