Tin mới

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Nhiệt miệng và những dấu hiệu nhận biết

Nhiệt miệng là một tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng từng mắc một lần trong đời. Vậy nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? niềng răng chữa cười hở lợi hiệu quả không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Nhiệt miệng và những dấu hiệu nhận biết

Nhiệt miệng và những dấu hiệu nhận biết

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng có thể mắc bệnh, trong đó trẻ em là đối tượng nhiều nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng có thể tái phát.

Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh có nguyên nhân rõ ràng, nguyên nhân sinh bệnh có thể là do chức năng suy giảm miễn dịch bị suy giảm, do các va chạm làm tổn thương niêm mạc miệng, bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, dị ứng hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virus.

Để biết trẻ có bị nhiệt miệng hay không, ba mẹ hãy lưu ý đến những biểu hiện sau:

- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước dãi, dễ bị sụt cân.

- Trẻ bị nhiệt miệng có sốt không, điều này có thể xảy ra khi tình trạng nhiệt miệng nặng. Trẻ có thể bị sốt từ 38-40 độ, khoang miệng bị tổn thương nặng. Ba mẹ nên lưu ý điều này, cần lập tức hạ sốt cho bé và đưa đến cơ sở y tế nếu thấy biểu hiện bất thường khác.

- Vạch miệng bé thì thấy phần niêm mạc miệng (phần niêm mạc trong má, vòng miệng, lợi) và bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng hoặc ngà, quanh vết loét hơi tấy đỏ. Những vết loét có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc vài nốt một.

Điều trị nhiệt miệng cho trẻ

Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị nhiệt miệng có sốt không, ba mẹ cần biết cách điều trị và chăm sóc trẻ trong thời gian này. Nên lưu ý những điều sau:

- Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng để vết lở nhanh lành thương,

- Sử dụng bàn chải lông mềm để không ảnh hưởng đến các vết nhiệt, nếu trẻ còn quá nhỏ chưa biết vệ sinh răng miệng, ba mẹ nên dùng vải mềm sạch để chà nhẹ khoang miệng cho trẻ.

- Cho trẻ ăn các thực phẩm có tính mát, giải nhiệt, thức ăn ở dạng lỏng để trẻ dễ nuốt.

- Cho trẻ uống đủ nước, nước sẽ thanh lọc cơ thể và hạn chế tình trạng lở miệng, giúp cơ thể khỏe mạnh.

- Trường hợp sốt cao, nên hạ sốt cho trẻ ngay lập tức bằng các cách: nới lỏng quần áo, lau người bằng nước ấm, chườm lạnh cho trán và dúng thuốc hạ sốt. Nếu sốt quá cao thì cần đưa đến bệnh viện để chữa trị.

- Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Trẻ bị nhiệt miệng có sốt không, do tình trạng khoang miệng của trẻ không ổn định nên ba mẹ cần chú ý đến việc ăn uống hàng ngày. 

– Những loại rau xanh như: rau bó xôi, rau cải xanh, rau má, cải cúc… với cách chế biến xay nhuyễn với gạo, xay lấy nước để cho bé kết hợp như món ăn chính bên cạnh các thực phẩm đạm, và nước uống hằng ngày.

– Những loại rau củ như: cà rốt, bí đỏ, bí xanh… cũng thường xuyên cần chế biến cho bé. Cách chế biến cũng thông qua hình thức xay nhuyễn, tạo dạng lỏng để bé dễ ăn.

– Không nên chọn các loại thức ăn dạng rắn, cứng, khô bởi khoang miệng của bé chưa thể nhai, nuốt được.

– Các món ăn không nêm quá nhiều gia vị mặn.

Tuy chỉ là một trong những bệnh ai cũng gặp phải, nhưng đối với trẻ nhỏ, ba mẹ cần quan tâm hơn và lưu ý những biểu hiện như trẻ bị nhiệt miệng có sốt không để kịp thời chữa trị.

Bài viết được trích nguồn tại: https://lamdepmuidl.blogspot.com
Thông tin liên hệ: 
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu 
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148 
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246 
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Nhiệt miệng và những dấu hiệu nhận biết 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top